Hút đờm là một kỹ thuật khó và là khâu quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân tại nhà, đặc biệt việc hút đờm đa số đối với những trường hợp bệnh nhân nặng có ứ đọng đờm rãi, bệnh nhân không nuốt, không khạc được (nguyên nhân thường gặp của những trường hợp này thường là chấn thương sọ não, tai biến mạch não, viêm não, màng não, ung thư giai đoạn cuối…).
Tại sao cần hút đờm?
- Làm sạch dịch tiết, thông đường hô hấp.
- Tạo thuận lợi cho sự lưu thông trao đổi khí.
- Lấy dịch xuất tiết để xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh.
- Phòng ngừa nhiễm khuẩn và các biến chứng ở đường hô hấp do dịch tích tụ.
Ai cần hút đờm?
- Người Bệnh có nhiều đàm nhớt không tự khạc ra được.
- Người Bệnh hôn mê, lơ mơ, động kinh, co giật.
- Người Bệnh hậu phẫu còn ảnh hưởng của thuốc mê.
- Người Bệnh đang thở qua ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
Để bệnh nhân và người nhà hiểu rõ để dễ dàng hợp tác trong quá trình triển khai kỹ thuật, chúng tôi giới thiệu Quy trình thực hiện hút đờm tại nhà cụ thể theo các bước sau:
Bước 1: Đọc hồ sơ bệnh án, đơn thuốc, Hỏi bệnh nhân, người nhà về tình trạng sức khỏe, khám sức khỏe, đo nhịp tim, phổi, huyết áp, kiểm tra vết thương, Hỏi bệnh nhân, người nhà về tình trạng sức khỏe, khám sức khỏe.
Bước 2: Gắn ống hút vào dây nối. Mở máy hút. Điều chỉnh áp lực hút phù hợp.
Bước 3: Kiểm tra ống hút. Xác định chiều dài ống từ cánh múi đến dái tai, đánh dấu.
Bước 4: Cầm ống như kiểu cầm bút, gập ống khi đưa ống hút vào mũi. Thực hiện hút với thao tác nhẹ nhàng. Vừa xoay ống vừa từ từ rút ống ra sau mỗi lần hút từ 3-5 giây. Lau sạch chất tiết bám bên ngoài ống bằng gạc, hút nước trong trai hoặc cốc cháng ống hút. Lập lại quy trình hút cho đến khi sách chất đờm dãi nhưng tổng thời gian hút không được quá 5 phút.
Bước 5. Đánh giá lại tình trạng người bệnh, đặt người bệnh trở lại trạng thái nằm thỏa mái, thông báo cho người bệnh thủ thuật đã xong. Dặn dò người bệnh. Ghi hồ sơ, thời gian hút, màu sắc tính chất số lượng dịch tiết tình trạng người bệnh trước, trong và sau khi kết thúc thủ thuật. Khám sơ bộ, đo huyết áp, nhịp tim, phổi, kiểm tra vết thương trước khi rời nhà bệnh nhân.